Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2010

Làm cho công ty Nhật (phần 2)

Phương châm của người Nhật: Tôi giúp anh, anh giúp người khác, người khác giúp người khác nữa … người khác nữa sẽ giúp tôi

Cái tính tốt của người Nhật thì rất nhiều. Mà thông minh thì người Nhật ăn đứt VN rồi. Chả qua các bác Việt Cộng mình cứ thích tin hão huyền là người VN thông minh hơn Nhật. Nhật nó phát mình đủ thứ. Người Việt nghĩ ra cái gì. Chắc có vụ giải đinh ra quốc lộ, thay cọc sắt của trụ bê tông bằng tre là độc quyền người Việt.

Đáng tiếc là hiện giờ do người Nhật nắm quá rõ VN nên họ rất bắt chẹt nhân công VN một cách kiệt sỉ. Bạn  tôi đã thiết kế cài đặt phần mềm chấm công, tính lương cho các công ty Nhật, nhà máy Nhật ở miền Bắc. (khoảng 4 -5 nhà máy gì đó). Lương bổng của họ tôi cũng nắm qua. Bản thân cũng đã làm đến 5 năm cho công ty Nhật, học gần 3 năm tiếng Nhật nên không hiểu nhiều cũng biết tí ti.

Tình hình thế này: Lương công nhân mới vào làm: 550-600,000VND, không rõ có phụ cấp gì không.

Nhân viên văn phòng thì có lương tháng thứ 13. Cái này thì công ty nước ngoài nào cũng có.

Bảo hiểm đóng đầy đủ.

Lương tăng rất chậm. Chỉ đủ bù tốc độ lạm phát.

Hiện giờ các công ty Nhật ở VN chỉ chả lương cao cho một số đối tượng sau đây:

- Có quan hệ rộng, con các cụ, có ô dù tốt

- Có khả năng bán hàng, tuy nhiên họ sẽ ép dần doanh số hằng năm

- Sang Nhật làm cho họ ví dụ như lập trình viên, kỹ sư điện tử.

Cách cư xử người Nhật đối với người Việt khác hoàn toàn cách cư xử người Nhật với người Nhật hoặc Nhật với Mỹ. Bởi thế chớ nên ảo tưởng có sự bình đẳng, dân chủ.

Ví dụ ở Nhật có công ty khuyến khích công nhân, nhân viên sáng tạo cái mới. Nhưng ở VN, người Nhật thường có định kiến là người VN không phải thông minh cho lắm, nên họ thường bỏ qua những sáng kiến hay ý kiến của nhân công VN. Hoặc nếu sáng kiến đó thành công, họ thường lờ đi coi đó như là phận sự của nhân viên. Cái này khác nhiều so với công ty Mỹ hoặc châu Âu. Làm tốt, có sáng kiến, cuối tháng lĩnh bonus liền. Dù rất nhỏ, nhưng thấy rất phấn khích.

Phần đông sếp tổng Nhật ky từng hào trả lương cho nhân viên nhưng chuyện gái gú, golf, ô tô đưa đón, thuê nhà ở VN rất thoải mái. Chả thế, các sếp Nhật ước mơ được sang VN. Sang được rồi thì bằng mọi giá phải ở lại bằng được. Trừ những sếp trẻ có cơ thăng tiến cao, thành tích tốt ở VN bị triệu về head quarter hoặc làm quá kém mới rời VN.

Bật mý một chút nhé. Tiền thuê nhà cho một sếp Nhật có thể lên đến 4000 USD tháng, xe cộ đưa đón cộng tài xế khoảng 700-1000 USD. Tiền học của con các sếp cũng khoảng 1000-2000 USD tháng. Thế nhưng nói chuyện thưởng để khuyến khích nhân viên VN thì khó như lên trời. Hê hê.

Buồn nhất là người Nhật ở bên Nhật có thể rất tốt bụng, trung thực nhưng sang VN họ bắt đầu adapt theo cái tính xấu của người Việt thì phải. Họ trở nên khôn lỏi hơn, cũng biết đủn đẩy công việc, trách nhiệm, vvv. vvv. Hình như họ còn có một tờ nội san chuyên về kinh nghiệm sống, buôn bán ở VN. Họ còn thành lập cả một hội doanh nghiệp Nhật Bản, để tiện thông tin, gây sức ép lên các quyết định của chính phủ VN. Lơ mơ họ doạ cắt ODA liền. Mà ODA như bầu sữa trong mát cho các quan tham nhà mình….

Chuyện chăm chỉ làm đến nơi đến chốn cũng là do tôi luyện cả. Ví dụ như là mình làm cho công ty riêng của mình xem. Chả tiết kiệm đến từng xu. Làm ngày đêm. Rồi thế hệ này qua thế hệ khác, cái đức tính đó sẽ nhân rộng ra cho cả nhân viên làm công.

Nói thêm một chút về công ty Nhật ở VN. Trong một dự án phần mềm, cần một thư viện Active X, giá khoảng 800 USD 1 license cho 1 lập trình viên. Một thằng sếp Nhật lương rất cực cao, hỏi tôi một câu: “Liệu cái phần mềm này có crack được không, nếu được thì khỏi phải mua?”

Ở Nhật thì thường người ta rất ít có khái niệm crack. Ấy thế mà, chân ướt chân ráo vài tháng sang Việt nam, họ biết ngay thế nào là crack phần mềm để dùng chui. Không biết là cha này là dạng cá biệt hay là đất VN mình là đất dữ nên nó đang tử tế ở Nhật, sang VN bỗng hoá thành mafia ?????

Nguon: trich tu blog khac

Làm cho công ty Nhat (phần 1)

 Here is some expericence of a guy working in a Japanese enterprise.  (A little bit exaggerated though) (^^‘)


 ”Nói chung, bác nào mà có tham vọng lương cao vượt mức, hết giờ làm là về, thăng tiến vùn vụt ở cty Nhật thì đừng hy vọng! Nói thế cho ngắn!-Tiêu chí đánh giá nhân viên của chúng nó ko phải là thông minh, nhanh nhẹn, hiệu quả công việc tốt mà là : Cần cù đầu tiên (dù có thể hiệu quả cực kỳ kém cũng được, miễn sao gặp việc khó ko nản chí, ngồi trâu bò quyết tâm chiến đấu trong vô vọng đến 10 -11 giờ đêm vã cả mồ hôi là chúng nó rất sướng).

Gọn gàng sạch sẽ (theo cái tiêu chuẩn 5S: Sờ trên Sờ dưới Sờ trái Sờ phải Sờ giữa của chúng nó) cùng nhiều tiêu chí vớ vẩn khác…

Bên cạnh đấy, bọn Nhật ở Việt Nam nó có một cái Hiệp hội DN Nhật phạch gì đấy, trong đó nó phân chia rõ ra DN trong lĩnh vực, sản xuất, dịch vụ, tài chính ngân hàng bảo hiểm … và có tổ chức giao lưu định kỳ để tìm đối tác quan hệ, thống nhất policies về nhân sự, lương lậu , các mức trần với sàn…Do vậy việc chênh lệch mức lương cho nhân viên ở các cty Nhật là rất ít, hy vọng tìm kiếm lương cao vượt bậc ở cty Nhật là điều mong manh, gần như ko khả thi. Mặt khác bọn Nhật chỉ quen mua sắm buôn bán thuê mướn với đối tác là cty Nhật khác, chẳng hạn logistics là cứ phải Dragon hay Logitem, xây dựng nhà xưởng là Vinata, sửa chữa máy móc lắp đặt điện nước là Vina Kinden or Vina Shiroki, và IT thì 99% mời Fujisu dù cho giá cả cực kỳ đắt so với các chỗ khác. Vì thế viễn cảnh rung đùi chén hoa hồng của phòng Kế toán, phòng Hành chính, phòng Mua bán… người Việt là xa vời đi trông thấy.

-Kế đến là trung thành (cái này thì khỏi phải nói, các bác mà chuyển từ 1 cty Nhật sang 1 cty Nhật khác thì gần như chắc chắn chúng nó sẽ gọi điện bằng được cho GM cũ để check xem thằng này đi theo dạng gì, có bàn giao đầy đủ, tư cách tử tế ko hay là chộp giật sai phạm…).

-Rồi đến lễ phép (gặp phát gập người 1 góc tối thiểu 150 độ và càng thấp càng tốt, sáng đến phải chào, tối về cũng phải chào, chưa kể nhiều lần dạ thưa vô nghĩa khác trong ngày); Nghe lời một cách máy móc (dù là lời trái ngang phi lý, dù là lời cay đắng khôn nguôi ); Khi mấy chú Nhật đứng nghe sếp lớn dạy bảo, sếp nói gì chú cũng khen “hay, hay” (“ha-i” trong tiếng Nhật có nghĩa là “yes” mờ, he he …)

-Hết lòng hầu hạ nịnh bợ (cái này thì dân Việt mình kệ cụ chúng nó, nhưng bác nào chịu khó nhẫn nại tí thì lại được quý . Còn bọn Nhật với nhau thì thực sự sợ cấp trên kinh khủng, búng tay phát là nhớn nhác chạy đến như vịt, hôm nào có thằng sếp to hơn sang thì cả cty náo loạn, phó tổng đi coi toa lét xem sạch chưa thơm chưa, G.Director với G.Manager thằng thì đóng mở cửa xe cho sếp, thằng thì đi dẹp đường xích hầu…);

-Một đặc điểm nữa bọn Nhật là sống lâu lên lão làng, kể cả thằng dốt nhất cứ phèng phèng đến một độ tuổi nào đó là lên chức y chang như nhau nếu có cùng thời gian cống hiến. Đi gặp đối tác mà cử người trẻ hơn bên nó chừng 10 tuổi là nó ko thèm tiếp vì coi là ko ngang vai vế. Bác nào có giỏi mấy đi nữa triển vọng mấy đi nữa mà “chẳng may” lại còn trẻ trung thì cũng rất khó được cất nhắc. Nói chung là cực lãng phí và vùi dập nhân tài. Hiếm hoi có ai người Việt xuất chúng lên được chức to trong cty Nhật thì cũng ko bao giờ được thực sự làm trưởng vì chúng nó sẽ cài cắm ít nhất một thằng Nhật kè kè bên cạnh để giám sát chi phối . Vậy là cũng ko có toàn quyền trong lĩnh vực của mình!

Thêm vào đó bọn Nhật còn có các trò này:

1- Thích viết báo cáo: Cái quái gì cũng viết được thành báo cáo. Thực chất kết quả bằng quả táo thì nó viết được thành quả bưởi. Lắm khi mình là người trong cuộc, đọc xong còn giật mình. Cha chả là khiếp.

2- Rất hay để ý vặt: Thường chúng nó đứa nào cũng có một quyển sổ nhỏ. Để ý từng tí một. Tỉ dụ, hôm nay đứa A hắt hơi 2 lần, đứa B cười ha hả 3 lần, đứa C đi muộn, v.v… Dưng mà nó chỉ soi ngầm như thế thôi. Kệ bố nó.

3- Giả tạo rất giỏi: Có những việc chúng nó biết tỏng tong tong là như thế này rồi. Ấy thế mà khi nói chuyện với người khác, lúc nào cũng giả ngây giả ngô. Lúc nào cũng “sô đề sự nế”. Nế cái con khỉ.

4- Tính sợ trách nhiệm cực cao: Việt Nam mình khoái Nhật vì nó đã mướn mình, đã mua hàng của mình thì nó cứ mua mãi. Dưng mà bản chất của nó là sợ trách nhiệm. Nhỡ ra, nếu nó thay đổi, công việc lại chẳng may có sự cố thì nó chết, nó không thể sương gió mà gánh trách nhiệm được.

5- Kibo: Nó, nếu tiêu bằng tiền công thì vô tư lự lắm, nhất là tiêu cho chúng nó, cho vợ con chúng nó, chứ còn nếu tiêu bằng tiền túi chúng nó, hoặc giả tiêu bằng tiền công nhưng cho người Việt thì chắc nó trợn ngược mắt lên vì tiếc tiền mất.

6- Tính phân biệt chủng tộc và khinh người cực cao: Đối với chúng nó, Nhật mới chính là bố tổ của thiên hạ, còn hạng khác là vứt hết. Mặc dù chúng nó vừa mới hít đất chào mình, nhưng có thể trong đầu chúng nó rít lên” Tao chào thế cho mày … nhục”.

7-Bọn Nhật ngoài giờ làm thì cởi mở và giải trí tẹt ga, có điều trong lúc vui chơi, nhiều anh Nhật hay lộ ra biểu hiện khá khác thường và đôi khi quá trớn… (tụt quần, tụt áo ra nhảy múa như bọn thần kinh chẳng hạn…)

8-Bọn Nhật hãi nhất là ăn bánh trung thu (bánh dẻo, bánh nướng) của Việt Nam. Bác nào lỡ cắn phải một miếng thì ngậm luôn, im thin thít, xong trả lại miếng cắn dở, nói “bánh của chúng mày ngọt quá “. Mình cũng ngượng ngùng vì thấy ngọt thật. Hỡi ôi có lần ăn bánh đậu xanh đậu đỏ của các bác Nhật đem qua cho, nó ngọt còn hơn đường phèn, ăn xong khé cổ ực liền mấy ca nước.

9-Coi thường nhân viên nữ có gia đình : có chồng con rồi thì dĩ nhiên năng suất làm việc sao bằng mấy em single, nhưng cũng đâu phải là đồ bỏ đi, thế nhưng vẫn bị chúng xem thường. Nhưng so với phụ nữ Nhật, mình còn may chán : có lần tui hỏi sếp “phụ nữ Nhật nghỉ hộ sản sinh em bé mấy tháng hở ông ?”. Sếp (đã có 3 con), nhăn tít cả trán suy nghĩ xong nhún vai lắc đầu nói “tao không biết, vì mấy bà sinh con toàn phải nộp đơn xin nghỉ luôn, một đi không trở lại !”

Nói chung, sau những điều kể trên, làm cty Nhật cũng sẽ được mấy thứ:

- Học được tính kiên nhẫn và ngồi dai giả vờ làm việc, được tác phong cúi đầu chào rất dẻo, đi lại rất nhanh, tay đánh đều, sáng và chiều được công khai tập thể dục.

- Nếu cty Nhật phá sản thì chúng nó sẽ viết thư giới thiệu tử tế cho nhân viên đến làm các nơi khác (tất nhiên là cũng là Nhật). Tuy nhiên thường anh em Việt Nam phong phanh cty sắp tạch là thu dọn bay hết từ trước rồi, hiếm ai chờ đến lúc nh��=A .

Nguon: trich tu blog khac.

Thực trạng ngành Công Nghệ Phần Mềm ở Việt Nam

Thưa các anh chị,
Tôi có nhiều buổi nói chuyện với các bạn tôi và một số người về điều mà VN chúng ta đang đặt ra các con số. Con số 20,000 tiến sỹ rồi 1 triệu kỹ sư CNTT. Tất cả chỉ vì một mục đích 1 tỷ USD quá kém cõi.

Việc đặt ra 1 triệu kỹ sư CNTT và 20,000 tiến sỹ là con số khổng lồ, vượt quá khả năng hiện tại của VN trong ít nhất 15 năm tới. Con số này trở thành không tưởng nếu chúng ta nhìn lại về hệ thống đào tạo trên thế giới và VN. Hai khả năng quá xa vời này đang tạo nên một lỗ hỗng an ninh quá cao cho nguy cơ “Tiến sỹ giấy”, phá hoại nội lực và kinh tế đất nước là rất có thể.

Và chúng ta lại có những báo cáo mang tính “nhầm lẫn” quá đáng khi nói rằng việc vượt qua 4 lần doanh thu về CNTT (500 triệu USD) so với năm 2003 (là 120 triệu) là con số đáng mừng? Chúng ta cần xem năm 2006 chúng ta làm được gì và năm 2007 chúng ta đã làm được gì và thực tế cho chúng ta thấy chúng ta đã suy yếu thế nào. Từ đây, hãy có một tầm nhìn khác cho một đột phá CNTT Việt Nam.

Phần mềm VN là “không có gì” ngoài cái vỏ bộc thô thiển trong “vấn nạn” nguỵ trang về “gia công phần mềm”. Tôi ước tính con số để các anh chị thấy rằng, gia công hiện tại không phải có khả năng lợi nhuận.

1) Năm 2007, FCGV từ 650 lập trình viên giảm còn 450 lập trình viên. Điều tệ nhất là, hầu hết các lập trình viên có kinh nghiệm đều ra đi. Doanh thu công ty này không đạt chỉ tiêu và phải đối diện với việc “phá sản”. Cuối cùng, FCG ở Mỹ quyết định bán cho CSC. Con số hiện nay của họ là 500 lập trình viên. Đi xuống!

2) PSD - do anh Thịnh làm chủ thì cho rằng năm 2007 là một năm tồi tệ nhất. Thua lỗ, cắt giảm nguồn nhân lực và “tìm cách để sống qua ngày” là chiến lược của CNTT.

3) TMA - Ông Nguyễn Hữu Lệ: Tạm bằng lòng với chỉ tiêu 750 kỹ sư. Trong khi đáng ra công ty này cần vượt qua con số 1200 kỹ sư. Lý do, tài chính và nguồn dự án bị đóng băng tại Bắc Mỹ (Canada)

4) Tân thiên niên Kỷ và IITS thì bị lỗ nặng và hai công ty với con số gần 100 lập trình viên buộc phải sát nhập lại nhau để cố giữ được tên công ty.

5) GlobalSoft: Một năm của những ảm đạm nhất chưa từng thấy.

Nếu anh chị đi qua eTown 1,2 sẽ thấy sự trống rỗng còn đó của các building mà trước đó rất khó mà thuê.

Trả lời câu hỏi vì sao Harvey Nash không tuyển nhân viên vào lấp kín buidling mình (hiện nay tại eTown 2, công ty này đang có 75 lập trình viên trong khi họ có khả năng lấp đầy building với trên 150 lập trình viên) thì họ cho rằng, họ không muốn đổ vỡ theo bánh xe CNTT Việt Nam hiện tại.

Chúng ta đã quá tự hào vào cái đêm “Giải Sao Khuê”. Tôi đáng buồn cho các nhà tổ chức đang vẽ ra một bức tranh mà họ chưa nhận thấy điều này. Có những công ty lỗ nặng nề cũng ôm trên tay chiếc cúp. Sao mà khó xem thế… sự dối trá sẽ là điều tàn ác nhất, phá huỷ kinh tế của một đất nước đang hồi sinh.

Thưa các anh chị,

Chúng ta không nên đạt ra những con số để làm mục tiêu tăng trưởng. Con số 1 triệu kỹ sư CNTT để có doanh thu 1 tỷ USD là quá thấp về tính kinh tế trong khi khó tưởng với nguồn nhân lực VN.

Chúng ta đang khủng hoảng về gia công phần mềm vì chúng ta đang “làm mướn” mà thôi. Gia công VN đang chôn vùi tri thức trẻ sáng tạo, chôn vùi sự sáng tạo vốn đòi hỏi các bạn phải nỗ lực gấp nhiều lần. Gia công đang làm nhân lực VN xem rẽ giá trị chính mình để luyện giọng tiếng anh nói “bập bẹ” và ghép mình vào những “quy trình kiễu CMMI - 5 dối trá” làm tê liệt đi khả năng chủ động sáng tạo CN mà chính điều này mới là giá trị thực.

Tôi mong rằng, chính sách của Chính phủ VN sớm nhìn thấy một cách rõ ràng về giá trị nội lực và chiến lược sáng tạo mới là thúc đẫy hướng gia công. Chúng ta đang đi ngược lại tính tự nhiên và ép mình như việc ép con em chúng ta đọc thuộc lòng bài lịch sữ. Hãy cho tri thức trẽ những sáng tạo và đó là giá trị kinh tế thực sự mà tổ quốc cần.

GS. Nguyễn Văn Hiền
Nguon: trich dan tu blog khac